Nhận diện rủi ro về thuế cho Doanh nghiệp

1. Dịch vụ nhận diện rủi ro về thuế tại DC

   Việc nhận diện các rủi ro về thuế của doanh nghiệp là vấn đề gây chủ quan không những của kế toán doanh nghiệp mà ngay cả người chủ doanh nghiệp cũng mắc phải, đa phần là vì dựa vào mối quan hệ với cơ quan chính quyền như thanh tra, thuế… đã trở thành một truyền thống bất thành văn từ trước tới nay.

    Nhưng thực tế thì rất khác so với kỳ vọng của các Chủ doanh nghiệp khi nhận được Quyết định phạt hay truy thu thuế, điều này dẫn đến thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp về phương diện hữu hình và cả vô hình (danh tiếng, thương hiệu).

DC Accounting & Tax cung cấp dịch vụ nhận diện rủi ro về thuếDịch vụ quyết toán Thuế nhằm hỗ trợ một cách tối ưu và kịp thời nhận diện, xử lí các vấn đề liên quan đến Thuế và Rủi ro về Thuế cho Doanh nghiệp.

DC có gần 20 năm xây dựng và phát triển, chúng tôi tự hào là đơn vị hỗ trợ, xử lí các vấn đề về Thuế cho hơn 3000 doanh nghiệp trên khắp cả nước

2. Các dấu hiệu nhận biết Doanh nghiệp đang có rủi ro về Thuế

Cùng DC Accounting and Tax điểm lại những dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp thuộc rủi ro cao về thuế?

Theo khoản 2 điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC: Các doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế là các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có một trong những dấu hiệu sau đây:

  • Không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất như: nhà máy; xưởng sản xuất; kho hàng; phương tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật chất khác
  • Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi.
  • Doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
  • Doanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác mà chủ các doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng doanh thu kinh doanh trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm quyết toán
  • Doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế theo quy định:

– Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh;

– Nghỉ kinh doanh quá thời hạn đã thông báo tạm nghỉ kinh doanh với cơ quan thuế và cơ quan thuế kiểm tra xác nhận doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai thuế;

– Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không khai báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan thuế kiểm tra không xác định được nơi đăng ký thường trú, tạm trú của người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp.

  • Người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp bị khởi tố về tội trốn thuế, tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
  • Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng mà không khai báo theo quy định hoặc không kê khai, nộp thuế ở nơi đăng ký mới theo quy định.
  • Doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường khác theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế của cơ quan thuế.”

Dịch vụ liên quan