Chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục chốt thuế chuyển cơ quan quản lý thuế là quá trình doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định về thông báo thay đổi, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và hoàn thành các bước chuyển đổi tại cơ quan thuế nhằm thông báo cho cơ quan thuế về việc doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh. Đây là bước quan trọng để đảm bảo mọi thông tin đều được cập nhật đầy đủ và chính xác. Hôm nay, DC chia sẻ với bạn rõ hơn về những hồ sơ và thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế mới nhất năm 2024.
1. Các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi địa chỉ trụ sở để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh thuộc các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế:
– Thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ quận này sang quận khác trong cùng tỉnh/thành phố hoặc đến tỉnh/thành phố khác.
– Thay đổi địa chỉ chi nhánh hạch toán độc lập đến quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố khác.
– Thay đổi địa chỉ đơn vị phụ thuộc như văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh chuyển đến địa chỉ khác quận hoặc tỉnh với công ty mẹ.
*Lưu ý: Các doanh nghiệp được quản lý trực tiếp bởi Cục thuế tỉnh, khi thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh sang quận khác, không cần thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển quận.
2. Hồ sơ chuyển cơ quan quản lý thuế
Khi thực hiện chuyển cơ quan quản lý thuế bạn cần chuẩn bị những tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:
– Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế (mẫu 08-MST);
– Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện theo pháp luật);
– Bản photo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sửa đổi gần nhất).
3. Thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế
Hiện nay, việc chuyển cơ quan quản lý thuế có thể thực hiện được dưới 2 hình thức: trực tiếp và online, cụ thể như sau:
3.1. Thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế trực tiếp
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ các tài liệu như mục 2.
– Bước 2: Nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế quận cũ
– Bước 3: Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế: Công chức thuế sẽ tiếp nhận hồ sơ, đóng dấu xác nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận và số lượng tài liệu theo danh mục. Đồng thời cũng sẽ cấp phiếu hẹn trả kết quả và thông báo thời gian xử lý hồ sơ.
+ Trường hợp gửi hồ sơ bằng đường bưu chính: Công chức thuế sẽ đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận và số văn thư của cơ quan thuế vào hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, cơ quan thuế sẽ thông báo cho người nộp thuế yêu cầu bổ sung thông tin hoặc tài liệu cần thiết, theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT tại Phụ lục II của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Thời gian cơ quan thuế giải quyết hồ sơ chuyển quận: 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
3.2. Thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế online
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ các tài liệu như mục 2.
– Bước 2: Nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử
+ Truy cập cổng thông tin của Tổng cục Thuế, cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc các cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
+ Điền thông tin vào tờ khai điện tử, đính kèm các tài liệu cần thiết (nếu có), ký điện tử, và gửi hồ sơ đến cơ quan thuế qua cổng thông tin điện tử đã chọn.
+ Nộp hồ sơ đăng ký thuế cùng với hồ sơ đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa liên thông đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận hồ sơ sẽ chuyển thông tin hồ sơ đã tiếp nhận sang cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
– Bước 3: Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Sau khi người nộp thuế nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, cơ quan sẽ gửi thông báo xác nhận tiếp nhận hồ sơ qua cổng mà người nộp thuế đã chọn.
Cơ quan thuế kiểm tra và xử lý hồ sơ theo quy định pháp luật. Kết quả sẽ được gửi qua cổng điện tử mà người nộp thuế đã sử dụng để nộp hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ và đúng quy định: Cơ quan thuế sẽ gửi kết quả giải quyết theo đúng thời hạn quy định trong Thông tư số 105/2020/TT-BTC.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc sai quy định: Cơ quan thuế sẽ thông báo không chấp nhận hồ sơ trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, thông báo này sẽ được gửi qua cổng điện tử mà người nộp thuế đã chọn.
4. Các lưu ý khi thực hiện thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế cho công ty
– Trước và trong quá trình làm thủ tục:
+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến thời điểm chuyển quận để cơ quan thuế chốt lại hóa đơn.
+ Không được phép xuất hóa đơn trong thời gian này, vì vậy cần có phương án dự phòng để tránh ảnh hưởng đến việc xuất hóa đơn cho khách hàng cũng như các vấn đề liên quan đến báo cáo và kê khai.
+ Hoàn thành các nghĩa vụ thuế, bao gồm việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và hủy chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
– Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế:
+ Đặt bảng hiệu mới cho công ty với địa chỉ đã thay đổi, bởi thủ tục chốt thuế thường gắn liền với việc chuyển địa điểm kinh doanh. Bạn cần làm bảng hiệu mới và treo tại địa chỉ trụ sở mới.
+ Nộp thông báo điều chỉnh thông tin phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế tại quận mới theo mẫu.
5. Đơn vị hỗ trợ chuyển cơ quan quản lý thuế
Khi bạn loay hoay tìm hiểu và chưa biết làm hồ sơ cũng như chưa nắm rõ quy trình thực hiện chuyển cơ quan quản lý thuế cho doanh nghiệp mình thì có thể tìm đến 1 đơn vị chuyên môn nhờ tư vấn và hỗ trợ NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – TIẾT KIỆM THỜI GIAN, CÔNG SỨC – CHI PHÍ HỢP LÝ.
Và chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn giải quyết những vấn đề trên. Liên hệ ngay với chúng tôi: