Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại DC
1. Quy định của pháp luật về công ty và hộ kinh doanh cá thể
– Quy định của pháp luật về công ty
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Dưới đây là 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam hiện nay:
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
=> Đặc điểm của từng loại, Quý khách hàngcó thể tham khảo thêm bài viết: “Lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập”
– Quy định của pháp luật về hộ kinh doanh cá thể
Tại Điều 79, Nghị định 01/2019/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”
2. Sự khác nhau giữa Công ty và hộ kinh doanh cá thể
Giữa công ty và hộ kinh doanh cá thể vẫn có những đặc điểm khác biệt sau đây:
Tiêu chí | Công ty | Hộ kinh doanh cá thể |
Quy mô kinh doanh | – Quy mô lớn
– Công ty được phép xuất khẩu, nhập khẩu. – Không bị giới hạn số lượng người lao động |
– Quy mô nhỏ, chỉ đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm cố định
– Không được phép xuất nhập khẩu – Giới hạn nhân công không quá 10 người |
Phạm vi hoạt động | – Có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
– Có thể phát triển mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài. |
– Không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện
– Nếu hoạt động kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… |
Tư cách pháp nhân | Có tư cách pháp nhân
(Ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân) |
Không có tư cách pháp nhân
(Chỉ có giấy phép kinh doanh) |
Người đại diện pháp luật | Có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật | Chỉ có 1 người đại diện là chủ hộ kinh doanh |
Số lượng được phép đăng kí | 1 người có thể đăng ký nhiều công ty | 1 người chỉ đăng ký được 1 hộ kinh doanh cá thể |
Thủ tục thành lập đăng kí kinh doanh hay thủ tục giải thể | Phức tạp hơn, đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố | Đơn giản hơn, đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận huyện. |
Đặt tên | Không trùng tên công ty khác trên phạm vi toàn quốc | Không trùng với tên hộ kinh doanh khác trong phạm vi cấp Quận, Huyện |
Địa chỉ đăng ký trụ sở | Một địa chỉ có thể đăng ký làm địa chỉ trụ sở chính cho nhiều công ty, doanh nghiệp | Một địa chỉ chỉ có thể đăng ký làm địa chỉ trụ sở chính cho duy nhất 1 hộ kinh doanh cá thể |
Chế độ kế toán | – Phương pháp thuế khấu trừ;
– Các thủ tục thuế tương đối phức tạp – cần có bộ phận kế toán thực hiện nghiệp vụ; – Phải nộp báo cáo thuế hàng quý, hàng năm. |
– Thuế khoán cố định do cơ quan thuế quy định;
– Thủ tục thuế rất đơn giản – không cần kế toán; – Không phải báo cáo thuế. |
Nghĩa vụ thuế | Phức tạp hơn với 4 loại thuế phải nộp: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. | Đơn giản hơn, Hộ kinh doanh chỉ phải đóng 3 loại thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân |
Xuất hóa đơn GTGT | Được xuất hóa đơn VAT, được khấu trừ thuế GTGT | Không xuất hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế GTGT |
Trách nhiệm pháp lý | Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký (trừ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn) | Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. |
3. Ưu và nhược điểm của Công ty và hộ kinh doanh cá thể
3.1. Ưu và nhược điểm của Công ty
Loại hình công ty
– Ưu điểm:
+ Có tư cách pháp nhân, quy mô hoạt động kinh doanh rộng, không bị giới hạn về số lượng người lao động và ngành nghề kinh doanh;
+ Có thể mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và có thể phát triển mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài;
+ Khả năng huy động vốn dễ dàng hơn hộ kinh doanh cá thể. Đặc biệt là đối với công ty cổ phần còn có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn;
+ Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân), không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty.
– Nhược điểm:
+ Chế độ kế toán phức tạp đòi hỏi phải thực hiện đúng luật, đúng thời hạn, đúng chuẩn mực kế toán hiện hành và cần có bộ phận kế toán để phụ trách nghiệp vụ kế toán cho Công ty;
+ Công ty phải thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách, chế độ cho người lao động như thai sản, bảo hiểm xã hội,…;
+ Công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của loại hình công ty sẽ gặp ít nhiều khó khăn do quy mô lớn và phức tạp hơn hộ kinh doanh cá thể;
+ Phải thực hiện nghĩa vụ thuế nhiều và phức tạp hơn khi phải đóng 04 loại thuế gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân;
+ Thủ tục thành lập, nộp hồ sơ đăng ký thành lập, giải thể công ty cũng sẽ phức tạp và kéo dài hơn so với hộ kinh doanh cá thể.
3.2. Ưu và nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể
Loại hình hộ kinh doanh cá thể
– Ưu điểm:
+ Quy mô hoạt động nhỏ, số vốn thành lập không quá lớn nên sẽ hạn chế được rủi ro phù hợp với những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ;
+ Hộ kinh doanh cá thể có nghĩa vụ thuế ít và đơn giản. Có 03 loại thuế cần phải đóng là: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Tùy vào mức doanh thu của hộ kinh doanh trong năm để xác định các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải đóng;
+ Mọi thủ tục, hồ sơ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản hơn Công ty. Mỗi năm, hộ kinh doanh cá thể chỉ cần khai thuế một lần, có thể bằng hình thức thuế khoán mà không cần bộ phận kế toán;
+ Với số lượng nhân công được giới hạn dưới 10 lao động nên dễ dàng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;
+ Thủ tục thành lập hộ kinh doanh, thay đổi ngành nghề kinh doanh hay giải thể hộ kinh doanh cá thể cũng thực hiện đơn giản, nhanh chóng hơn so với công ty.
– Nhược điểm:
+ Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân. Quy mô kinh doanh nhỏ nên không dễ huy động vốn hay mở rộng quy mô kinh doanh;
+ Không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như công ty. Nếu hoạt động kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh…;
+ Hộ kinh doanh cá thể không được xuất hoá đơn GTGT và không được khấu trừ thuế GTGT vậy nên sẽ bị hạn chế nguồn nguồn đối tác mua bán;
+ Chủ sở hữu hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, ta có thể thấy việc nên chọn thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể sẽ tùy thuộc vào nhu cầu mục đích kinh doanh. Quy mô hoạt động và khả năng tài chính mà bạn có thể lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp cho mình. Nếu bạn có ưu thế về mặt tài chính, có định hướng phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì nên lựa chọn đăng ký loại hình công ty. Còn nếu bạn chỉ có nhu cầu kinh doanh với quy mô nhỏ, đơn giản với số vốn hạn chế thì thành lập hộ kinh doanh cá thể chính là mô hình kinh doanh phù hợp hơn cho bạn.
——————————————————————————————
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://ketoandc.com/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134