Kinh doanh thức ăn đường phố được xem là một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của Việt Nam. Tuy nhiên để kinh doanh loại hình này chủ cửa hàng phải tuân theo các quy định của pháp luật về loại hình kinh doanh này. Đặc biệt là nơi bán thức ăn, dụng cụ chế biến sử dụng, thực phẩm, người bán hàng… Dưới đây Công ty kế toán Đầu Xuân Đức sẽ giúp bạn giải đáp những điều kiện khi kinh doanh thức ăn đường phố.
Điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố?
Khi thực hiện kinh doanh loại hình thức ăn đường phố bạn phải tuân thủ những quy định pháp luật về đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm tại nơi bán thức ăn đường phố:
- Nơi bày trí thực phẩm phải tránh các nguồn ô nhiễm, độc hại ảnh hưởng đến thực phẩm
- Thực phẩm phải được đặt trên kệ, giá, sạch và phù hợp với mỹ quan đường phố
- Sử dụng vật dụng tránh nắng mưa, khói bụi, côn trùng,..
- Có nguồn nước đủ để sử dụng theo quy định để dùng trong quá trình chế biến thực phẩm
- Đảm bảo tuân theo những quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Xử lý hành vi vi phạm quy định về kinh doanh thức ăn đường phố
Sẽ cảnh cáo hoặc phạt hành chính tùy theo mức độ đối với những trường hợp không tuân theo quy định khi kinh doanh thức ăn đường phố. Quy định của pháp luật tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, được ban hành ngày 14/11/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với những hành vi vi phạm sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các trường hợp sau:
- Không thực hiện bày bán đồ ăn trên kệ, đảm bảo an toàn thực phẩm
- Không dùng vật dụng tránh nắng mưa, khói bụi, côn trùng,..
- Chọn nơi bày bán thức ăn gần các nguồn gây ô nhiễm, độc hại
- Không sử dụng thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định
- Sử dụng các vật dụng chế biến không đảm bảo an toàn thực phẩm
- Sử dụng tay trực tiếp xử lý thức ăn
Xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau:
- Sử dụng nguồn nước trong hoạt động chế biến không đạt chuẩn theo quy định
- Dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng
- Dùng chất phụ gia không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng. Những chất phụ gia không nằm trong danh sách các chất phụ gia được sử dụng theo quy định
- Sản phẩm đóng gói thức ăn không đảm bảo an toàn
- Kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng lên đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến người dùng bị ngộ độc thực phẩm.
- Bắt buộc cơ sở kinh doanh phải thực hiện tiêu hủy toàn bộ nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; quá hạn sử dụng, hư hỏng, thối, thiu theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; phụ gia thực phẩm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này; thực phẩm hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm đ trong Khoản 2 Điều này
- Cơ sở kinh doanh phải chịu mọi chi phí trong việc xử lý trường hợp có người bị ngộ độc thực phẩm, bao gồm khám, điều trị theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Xử phạt khắc phục hậu quả:
- Bắt buộc cơ sở kinh doanh phải thực hiện tiêu hủy toàn bộ nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; quá hạn sử dụng, hư hỏng, thối, thiu theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; phụ gia thực phẩm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này; thực phẩm hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm đ trong Khoản 2 Điều này
- Cơ sở kinh doanh phải chịu mọi chi phí trong việc xử lý trường hợp có người bị ngộ độc thực phẩm, bao gồm khám, điều trị theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Câu hỏi
Kinh doanh thức ăn đường phố cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hay không?
Dựa và quy định tại khoản 1 Điều 12 tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Những cơ sở sau đây không nằm trong danh sách phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- Sơ chế nhỏ lẻ
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
- Kinh doanh hàng trong khách sạn
- Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm không có địa điểm cố định
- Kinh doanh, sản xuất những vật liệu bao bì, đóng gói, dụng cụ chứa đựng thực phẩm
- Kinh doanh thức ăn đường phố
- Bếp ăn tập thể chung không thực hiện đăng ký kinh doanh ngành nghề thực phẩm
- Cơ sở kinh doanh đã được cấp một trong các loại Giấy chứng nhận sau: Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Hệ thống QL an toàn thực phẩm ISO 22000, Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS) hoặc các văn bản chứng nhận có giá trị tương ứng còn hiệu lực
Cơ sở KD thức ăn đường phố không cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Tuy nhiên phải tham gia tập huấn và được cấp Giấy Xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP.
Bài viết trên Công ty kế toán Đầu Xuân Đức đã giúp bạn liệt kê những điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố. Xử lý các vi phạm khi kinh doanh thức ăn đường phố và các câu hỏi liên quan. Cảm ơn các bạn đã đọc.