DOANH NGHIỆP BỊ ĐÓNG MÃ SỐ THUẾ TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Trường hợp nào thì doanh nghiệp bị đóng mã số thuế, hậu quả của việc đóng mã số thuế là gì và khi doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục kinh doanh thì làm thế nào để khôi phục lại mã số thuế, hãy cùng DC tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, những trường hợp doanh nghiệp bị đóng mã số thuế được quy định như sau:

Đối với doanh nghiệp đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đăng ký hợp tác xã thì mã số thuế chấm dứt hiệu lực khi:

Doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động kinh doanh, giải thể hoặc phá sản.

Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Doanh nghiệp bị chia tách, bị sáp nhập hoặc bị hợp nhất.

Đối với doanh nghiệp đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, mã số thuế chấm dứt hiệu lực khi:

Doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh.

Doanh nghiệp bị cơ quan thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép tương đương. Doanh nghiệp bị chia tách, bị sáp nhập hoặc bị hợp nhất.

Doanh nghiệp bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký hoạt động. Cá nhân chết/mất tích/mất năng lực hành vi dân sự.

Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc thời hạn hợp đồng.

Nhà thầu/nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khi khi kết thúc hợp đồng/chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khi cho bên khác.

Và, khi bị đóng mã số thuế, doanh nghiệp sẽ đối mặt với các hậu quả sau:

Không được xuất hoá đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng.

Không nộp được các báo cáo, tờ khai trên website Thuế điện tử

Không được làm thủ tục để thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép đầu tư.

Đồng thời, doanh nghiệp còn có thể chịu các khoản tiền phạt khác theo quy định.

Trường hợp muốn khôi phục lại mã số thuế được quy định như sau:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 18 Thông tư số 105/2020/TT-BTC:

Doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi cho cơ quan thuế. Những cơ quan thuế chưa ban hành thông báo chấm dứt hiệu lực của mã số thuế thì doanh nghiệp nộp văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế theo mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm Thông tư số 105/2020/TT-BTC cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi cơ quan thuế ban hành thông báo chấm dứt hiệu lực của mã số thuế theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp đã nộp hồ sơ để chấm dứt hiệu lực của mã số thuế do chia tách, sáp nhập, hợp nhất đến cơ quan thuế, sau đó có văn bản huỷ quyết định chia tách, hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất mà cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã chưa chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đó, hợp tác xã bị chia tách, bị sáp nhập hoặc bị hợp nhất thì doanh nghiệp nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi cơ quan thuế ban hành thông báo chấm dứt hiệu lực của mã số thuế theo quy định pháp luật.

__________________________________________________

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://ketoandc.com/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134

Bài viết liên quan