Mở quán cafe đang trở thành xu hướng kinh doanh được hưởng ứng bởi nhiều START UP trẻ lựa chọn để khởi nghiệp. Hình thức kinh doanh này được đánh giá là ít rủi ro và không cần nguồn vốn đầu tư ban đầu quá lớn. Vậy, mở quán cà phê thì có cần phải đăng kí kinh doanh không? Cùng DC tìm hiểu thêm chủ đề này qua bài viết sau:Mở quán cà phê có cần đăng kí kinh doanh (Ảnh minh họa)
Căn cứ khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh bao gồm: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Tuy nhiên nếu kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, những đối tượng nêu trên vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định.
Bên cạnh đó, tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, chính phủ giải thích, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ… sinh lợi nhưng không phải đăng ký kinh doanh, không gọi là “thương nhân” gồm:
– Buôn bán rong, buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến;
– Thực hiện các dịch vụ đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Quán Cafe là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, có địa điểm kinh doanh, bảng hiệu cụ thể và thực hiện hoạt động thương mại thường xuyên, ổn định vì vậy quán café nên bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh theo đúng quy định pháp luật.
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ một số trường hợp sau:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Sơ chế nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Nhà hàng trong khách sạn;
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Kinh doanh thức ăn đường phố.
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Như vậy, tất cả các cơ sở có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy phép an toàn thực phẩm, trừ một số cơ sở. Trong đó khoản 10 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ như sau:
Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ: Là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
Quán cafe nếu được cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì được coi là cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Vì vậy, quán cafe nếu đăng ký hộ kinh doanh với quy mô nhỏ sẽ không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu có thắc mắc liên quan đến thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh, quý khách hàng vui lòng gọi đến số Hotline: 0935 786 134 để được hỗ trợ.
————————————————————————————————–
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn nhiều hơn về các dịch vụ kế toán
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐẦU XUÂN ĐỨC
[A] 40 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
[W] https://ketoandc.com/
[E] dauxuanduc@ketoandc.com
[M] 0935 786 134