Kính thưa Quý Anh/Chị CEO và cộng đồng Doanh nghiệp!
Ngành Thuế đang thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên “Vươn mình”, với hàng loạt cải cách phương thức quản lý thuế, đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm siết chặt kỷ cương, tăng cường chống thất thu và tối ưu hóa nguồn thu ngân sách. Điều này đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là đối với các DN SME hoạt động trên các lĩnh vực F&B, bán lẻ, dịch vụ… chưa kịp thích nghi với sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tiến trình chuyển đổi số, số hóa dữ liệu thuế?
🔰KHI NGÀNH THUẾ TÁI CẤU TRÚC TỔ CHỨC BỘ MÁY
🔹Tổng cục Thuế thực hiện chủ trương chuyển hình thức quản lý hành chính sang quản lý phục vụ. Tinh gọn theo mô hình tổ chức bộ máy mới từ ngày 01/3/2025 gồm 3 cấp: Cục Thuế (Bộ Tài chính), 20 Chi cục Thuế khu vực và 350 Đội thuế liên huyện.
🔹Chuyển đổi mô hình từ quản lý theo chức năng thuế sang quản lý đối tượng. Đây là hình thức chuyên quản (CBT quản lý chặt từng DN một), nhằm kiểm soát rủi ro thuế với từng nhóm DN lớn; DN nhỏ và vừa (SME); DN FDI, giao dịch liên kết; DN công nghệ, kinh doanh thương mại điện tử; Hộ kinh doanh.
🔹Cơ quan thuế sẽ đang áp dụng hệ thống đánh giá rủi ro tự động. Phân loại DN theo mức độ tuân thủ thuế theo luồng “xanh, vàng, đỏ” để có biện pháp kiểm tra và hình thức hỗ trợ DN phù hợp thông qua các ứng dụng công nghệ và đánh giá của hệ thống thuế.
🔹Ngành Thuế quyết liệt chống thất thu, chống chuyển giá, trốn thuế, chống gian lận hoàn thuế, mua bán trái phép HĐĐT…; giám sát hoạt động các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro về thuế như kinh doanh thương mại điện tử, lĩnh vực nhà hàng ăn uống, bán lẻ hàng hoá, dịch vụ SPA, thẩm mỹ viện, du lịch…
🔹Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan đến DN, hộ kinh doanh.
🔎NGÀNH THUẾ PHÁT HIỆN GIAN LẬN THUẾ, TRỐN THUẾ BẰNG CÁCH NÀO?
🔹Quyết liệt ứng dụng công nghệ số:
– Hệ thống thuế điện tử được đẩy mạnh, với việc mở rộng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, eTax Mobile và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy lọc (ML), từ đó giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện, nhận diện chính xác thông tin về DN, hộ, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật…
– Hệ thống quản lý thuế tự động hóa, sử dụng AI và Big Data để rà soát, phát hiện nhanh chóng các sai sót hoặc gian lận thuế dù tinh vi đến mấy cũng dễ dàng bị phát hiện.
– Cơ quan thuế sử dụng phần mềm, công nghệ AI và hệ thống Big Data, blockchain sẽ dễ dàng trích xuất dữ liệu từ các ngành khác để giám sát hoạt động kê khai thuế, phát hiện bất thường và chống gian lận thuế.
– Việc đối chiếu, tra soát dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau giúp phát hiện nhanh chóng các dấu hiệu trốn thuế hoặc sai phạm, gian lận về hóa đơn.
– Nâng cao tính minh bạch và giúp cơ quan thuế phát hiện sớm các sai phạm.
🔹Tích hợp liên thông với các cơ quan quản lý khác:
– Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, kết nối dữ liệu với Hải quan, Ngân hàng, Bảo hiểm xã hội, Công thương Cơ quan thuế phối hợp với các ngành Công an, Ngân hàng, Công thương…, dễ dàng trích xuất dữ liệu của từng DN, từng Hộ kinh doanh theo định danh điện tử trên hệ thống nhằm kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi gian lận, trốn thuế…
💥DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN GÌ?
🔹Khó khăn trong vay mượn ngân hàng, do ngân hàng sử dụng công cụ
– Hệ thống CIC (hệ thống thông tin KH) kiểm tra mọi hoạt động DN trên toàn cầu.
– Hệ thống xếp hạn tín dụng => kiểm tra được BCTC, tra được nghĩa vụ thuế
– Hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ của từng NH
👉 Nếu thường xuyên nợ thuế hoặc báo lỗ sẽ ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng và khả năng vay vốn => bị ngân hàng từ chối cho vay do lo ngại về khả năng trả nợ kém hoặc được vay nhưng với mức lãi suất cao.
🔹Gia tăng giải trình và thanh tra thuế
– Giải trình trước thanh kiểm tra sau. CQT sẽ cho người nộp thuế thời gian nhiều hơn sự cần thiết để giải trình, đến khi không giải trình được nữa thì tự điều chỉnh hồ sơ khai thuế và truy thu thuế nộp phạt…
– Thanh tra thuế ngày còn phổ biến do các sai sót trong báo cáo thuế, hóa đơn điện tử có thể bị phát hiện ngay lập tức, các hành vi bán hàng ko xuất hóa đơn thông qua giao dịch tại các tổ chức tài chính tín dụng và ngân hàng…
– Doanh nghiệp hoạt động nhiều năm nhưng liên tục báo lỗ sẽ bị đưa vào diện giám sát đặc biệt. Các ngành kinh doanh dịch vụ phục vụ trực tiếp cho người mua không lấy hóa đơn (F&B, bán lẻ, dịch vụ…) sẽ bị soi kỹ về doanh thu thực tế.
⚠ CÁC RỦI RO HIỆN HỮU LÀ GÌ?
❗Ngành thuế hiện nắm giữ dữ liệu về tài khoản thanh toán của >9 triệu tổ chức và >121 triệu cá nhân tại 96 ngân hàng thương mại.
❗Luật thuế thay đổi liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật và điều chỉnh hoạt động tài chính, kế toán để phù hợp với quy định mới.
❗Nếu không nắm bắt kịp thời, doanh nghiệp có thể vô tình vi phạm quy định, bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu hành vi trốn thuế nếu số tiền trốn thuế từ 100.000.000 đồng trở lên.
❗Khi ngành thuế tăng cường hệ thống quản lý thuế thì DN cũng gia tăng áp lực tuân thủ. DN cần cập nhật liên tục các quy định mới và đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu về kê khai, nộp thuế.
❗Gia tăng chi phí doanh nghiệp: Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có thể gặp khó khăn khi phải cân đối giữa chi phí tuân thủ và hoạt động kinh doanh.
❗Gia tăng tần suất thanh tra, kiểm tra thuế: Việc áp dụng công nghệ vào quản lý thuế giúp cơ quan thuế phát hiện nhanh chóng các sai sót hoặc các dấu hiệu bất thường, từ đó tăng nguy cơ DN bị thanh tra, kiểm tra và xử phạt.
❗Quá trình thanh tra, kiểm tra kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, gây áp lực lớn cho DN. Ngoài tổn thất tài chính, vi phạm thuế còn ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp.Gây khó khăn trong việc hợp tác với đối tác, ngân hàng hoặc tham gia các gói thầu quan trọng.
✅ DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI LÀM GÌ? THAY ĐỔI HAY STOP HOẠT ĐỘNG?
👉 Nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật về thuế.
👉 Sử dụng dịch vụ do công ty Kế toán, Đại lý thuế cung cấp (đã được Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế (Cục Thuế)) cấp phép hành nghề. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức, hạn chế tối đa sai sót trong quá trình kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế… cũng như đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thuế theo đúng quy định của pháp luật
👉 Thay đổi tư duy quản lý, bỏ quản trị lối mòn, không điều hành DN bằng cảm tính, không áp đặt quan điểm. Chuyển sang trạng thái lắng nghe/thay đổi/hành động.
👉 Hạn chế sử dụng mối quan hệ cá nhân “ông chú Viettel” để giải quyết công việc. Điều này gia tăng tính chủ quan, ỷ lại vi phạm “không có vùng cấm”.
👉 Đừng nghĩ rằng dừng hoạt động là dễ. DN cần phải hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế cho nhà nước. Nếu không DN sẽ bị treo lơ lửng, vướng lý lịch tư pháp thì sẽ khó mở một DN khác và có nguy cơ người đại diện pháp luật và các thành viên sáng lập sẽ bị dừng xuất cảnh do nợ thuế, truy cứu hình sự.
🎯TÓM LẠI
🔸 Tái cấu trúc ngành Thuế tạo ra sự công bằng và minh bạch, nhằm chống gian lận thuế, ngăn chặn các hành vi gây xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS); đồng thời góp phần giảm chi phí vận hành, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
🔸 Ngành Thuế đã tái cấu trúc, vậy các DN cũng cần tái cấu trúc để tồn tại, hội nhập và phát triển. Đây là điều không thể chậm được nữa, buộc chính DN phải thay đổi hoặc dừng lại.
🔸 Doanh nghiệp phải thích nghi để không bị bỏ lại phía sau bằng cách cập nhật kịp thời chính sách thuế, ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý thuế và xây dựng kế hoạch quản trị thuế phù hợp, có chiến lược tài chính đa dạng.
🔸 Doanh nghiệp cần thiết trang bị các phần mềm kế toán, quản trị tài chính, quản lý hóa đơn tự động, kiểm soát chặt chẽ hóa đơn đầu vào, đầu ra nhằm tránh bị xử phạt về thuế.
🔸 Tổ chức rà soát, soát xét lại hồ sơ, set up lại hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo thuế… nhằm kịp thời phát hiện sai sót và có giải pháp khắc phục sai phạm, đừng để cơ quan thuế kiểm tra “sờ gáy” rồi mới giật mình lo chạy xử lý khủng hoảng về thuế.
🔸 Công ty dịch vụ Kế toán, Đại lý thuế chuyên nghiệp không chỉ thực hiện các dịch vụ kế toán, báo cáo thuế…, mà còn tư vấn giúp các DN quản trị rủi ro về tài chính, thuế trong DN; hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ về thuế, chuẩn chỉnh hồ sơ báo cáo thuế, hoàn thuế; thay mặt DN làm việc với cơ quan thuế một cách minh bạch, công khai, tuân thủ đúng quy trình, nghiệp vụ theo đúng quy định pháp luật thuế.
🔸 Sử dụng dịch vụ do Kế toán, Đại lý thuế là xu hướng chung, vấn đề là sự chọn lựa của DN về một đơn vị cung ứng dịch vụ công về Đại lý thuế, Kế toán có uy tín để đưa ra giải pháp quản trị rủi ro, một giải pháp “tầm soát” về thuế cho DN mang lại hiệu quả cao nhất, an toàn nhất. Đó không chỉ là điều kiện tiên quyết giúp DN giảm thiểu rủi ro mà còn có thể tận dụng cơ hội để phát triển bền vững trong giai đoạn chuyển mình của dân tộc.
✍ Bài viết bởi: Founder & CEO – Công Ty Dịch vụ Kế Toán & Tư Vấn Thuế Đầu Xuân Đức và các cộng sự.
(Nguồn tổng hợp)